Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Vẫn còn chút nắng
Ly cà phê vú Bông đã làm sẵn để trên bàn, đưa tay nhấc ly cà phê vẫn còn nóng hổi, nhìn về phía sau nhà lòng thầm cám ơn vú. Từ bao năm nay, vú vẫn chăm sóc tôi và bé Nam tận tình như người mẹ. Quả thật không ngờ, hóa ra trong cùng cực của cuộc đời vẫn còn một chút tình yêu thương ơn trên dành cho tôi.

Ngồi nhìn chăm chú tấm hình treo trên tường, đôi mắt bỗng dưng cay nồng rươm rướm nước mắt trong sự sung sướng. Tấm hình, Phong chụp chung nhìn qua mẹ con tôi với nụ cười đầm ấm. Sau bao nhiêu năm nhuốm đầy đau thương, nay đã có lại nụ cười như trong tấm hình trước mặt. Hai mươi sáu năm, một chặng thời gian quá dài, và đầy gian nan cho một thời con gái như tôi, ngỡ mình đã gục ngã tự bao giờ.



Ngước nhìn tấm hình một lần nữa, cố bình tâm, lắc đầu để mặc dòng nước mắt chảy tràn trên mặt, để biết mình không phải đang sống trong mơ. Chút nữa đây, theo Phong lên phi trường đón hai người con của anh, sau một thời gian ký giấy tờ bảo lãnh. Suốt buổi sáng, lòng nôn nao hồi hộp mặc dù trước đây tôi đã có dịp gặp Thắng và Dung trước khi theo Phong qua Mỹ. Dung, con gái lớn của anh đã viết nhiều lá thư cho tôi, cảm ơn những món tiền gởi về. Dung biết thông cảm Thông, những giòng chữ trong thư không gay gắt hay oán hận. Thay vào đó, bức thư viết đầy lời thăm hỏi về sức khỏe và chúc ba dì hạnh phúc. Dung không hề đề cập đến mẹ.



Kể từ ngày mới chớm lớn, chưa kịp trưởng thành cuộc đời tôi trong một phút chốc bỗng nhuốm đầy màu xám, buồn nhiều hơn vui. Khóc nhiều hơn nữa trong ngày ba tôi và những người trong gia đình xua đuổi ra đường với hai bàn tay trắng, trong bụng mang bào thai gần hai tháng sau khi bác sĩ cho hay. Tôi thất thễu ra đi trong run rẫy, đầy lo sợ, không biết phải đi đâu. Bước ra khỏi cổng, vừa đi vừa quay đầu nhìn lại với tia mắt nhuốm hy vọng, ba mẹ thay đổi ý định gọi đứa con gái dại khờ trở lại, nhưng chiếc cỗng im lìm đóng kín. Tôi chỉ còn biết ngồi bệt xuống đất mà khóc.



Thật là bi thảm, không quen ai ngoài những cô bạn học cùng lớp, nhưng sau khi nghe tin tôi nghi mình có thai, mấy người bạn thân đã quay lưng, sợ liên lụy tai tiếng, họ không còn là những người bạn tốt nữa. Suy nghĩ mãi, cuối cùng người có thể giúp tôi trong lúc này, cô Hỉ dạy việt văn. Cô thường thường đọc những bài văn tôi viết và phê bình rất nhẹ nhàng. Cô luôn khuyến khích tôi nên tìm đọc thật nhiều sách để sau nầy khi lớn lên có thể sống với nghề viết lách. Trong một giây lát, không còn chần chờ, vội vàng cất gót bước nhanh đến nơi cô ở, mong được cô giúp đỡ.



Mãi một lúc khá lâu đầu óc tỉnh táo đôi chút. Tôi tìm đến con đường vào nhà cô lót đầy sỏi đá. Trên đôi chân chỉ mang một chiếc dép. Nhìn xuống chân phải dẫm trên sỏi đá đã đẩm ướt máu, đau đớn cố mím môi lần bước đến cổng nhà cô. Trong cơn lo sợ, tôi đã vội vàng bước ra khỏi nhà, với chiếc một dép trên chân. Tay bấm chuông, chờ đợi. Lần thứ hai mới thấy người nhà cô mở cửa, không do dự lách người bước nhanh qua chiếc cỗng. Có tiếng vọng ra, hỏi cô giúp việc, cô vừa đóng cửa, vừa trả lời:

-Dạ, có cô nào đến con chưa kịp hỏi, cô ta đã bước vào nhà.

Giọng người đàn bà gắt gỏng:

-Nếu không phải người quen, thì đuổi họ ra đường, đừng cho vào.

Có tiếng dép lẹp xẹp đi ra. Vừa nhìn thấy tôi, cô đã vội vàng xua tay

-Dạ, học trò của con mẹ à!

Tiếng người đàn bà vang lên từ trong nhà bỗng im bặt. Cô dịu dàng kéo tay tôi lôi vào nhà. Nhìn xuống bàn chân trần đầm máu, cô hoảng hốt:

-Sao…em lại thế này. Em đi…đâu đây?

Không chờ cô hỏi câu thứ ba, tất cả lo sợ, đau đớn tủi hổ đã bật ra khỏi cổ họng, tôi khóc òa khi cô chưa kịp hiểu chuyên gì đã xảy ra, chỉ biết đứng sững như người bị thôi miên.

-Cô ơi! Em…hết đường đi rồi. bây giờ không còn ai ngoài cô.

-Thủy, em bình tỉnh. Ngồi xuống đây kể cho cô nghe thử xem. Thủy làm cô bối rối, không hiểu gì cả.

Nghe cô nói, nhưng tôi quá tủi thân và khóc không ngừng. Môt lúc khá lâu, lòng đã lắng xuống. Tôi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên cạnh, hai mắt mệt mỏi nhìn cô Hỉ:

-Cô ơi! Em không ngờ mình lâm vào tình cảnh như thế này, em chưa hề nghĩ tới. Sáng nay, chị em chở đi bác sĩ, khám xong ông cho biết em đã có đứa bé gần hai tháng trong bụng.

Cô Hỉ nghe tôi nói, cô nhỏm người bật dậy:

-Thủy…nói sao, em đã có thai!

Miệng cô nói, nhưng đôi mắt cô Hỉ nhìn xuống chăm chú vào bụng của tôi. Giọng cô hốt hoảng, lắp bắp:

-Thủy ơi! Sao em làm điều dại dột vậy. Gia đình em đã biết chuyện này chưa?

Tôi khóc nấc:

-Cũng vì gia đình đã biết chuyện, nên ba em mắng và đuổi thẳng ra khỏi nhà.


Tay mân mê, cánh tay áo đã ướt đẫm nước mắt. Tôi cúi đầu câm lặng, thút thít khóc, nghĩ đến câu nói giận giữ, nghiêm trọng chắc nịch của ba tôi. Ông không thể chấp nhận có một đứa con chữa hoang trong gia đình. Ông nuôi con ăn học chứ không chứa chấp một đứa hư đốn như tôi. Anh chị yên lặng đăm chiêu bằng đôi mắt phiền muộn. Riêng mẹ tôi đau đớn ngồi khóc sụt sùi. Khác những lần trước đây, mỗi lần bị la mắng, bà là người nhỏ nhẹ xin ba tôi đừng la con, một câu nói quen thuộc của mẹ, nó là con út trong nhà, còn dại khờ lắm. Đúng như lời mẹ nói, tôi dại khờ nên mới mười tám tuổi đã lỡ mang cái bào thai trong bụng, không được thừa nhận.Tháng trước, nghi ngờ khi đường kinh nguyệt không xuất hiện, tôi đã báo tin này cho Lưu biết, anh chỉ bông đùa, không tin những lời nói của một đứa con gái vừa mới chớm lớn, đang tập tễnh yêu đương. Nhưng tôi cảm thấy trong cơ thể dường như khác lạ, thèm ăn tăng cân, và hay ói khan, giống tình trạng bà chị dâu mỗi lần có thai. Nhưng rồi tự trấn an cho mình đầu óc chỉ giỏi tưởng tượng mà thôi. Hơn hai tuần rồi, không gặp Lưu, tôi đến nơi anh làm việc, xin vào gặp, nhưng người lính gát cỗng, bảo Lưu đi vắng. Hai lần đến không thể nào gặp được Lưu, tôi có linh tính, anh tránh mặt chứ không đi vắng như lời người gát cỗng. Lòng đầy ấp lo sợ và khóc khá nhiều, vẫn nuôi hy vọng sẽ được gặp Lưu, nhưng hai tuần, ba tuần rồi sau đó, Lưu vẫn biền biệt, không thể liên lạc được. Cho mãi đến sáng nay, chị Liễu đề nghị với mẹ đưa tôi đi bác sĩ xem sao, vì mặt mũi tôi xanh xao, bơ phờ.


Tôi sững sờ khi bác sĩ gia đình cho biết tình trạng sức khỏe của tôi. Ông ta cười và chúc mừng mấy câu, ông không để ý vẻ mặt chị Liễu xanh như tàu lá. Chị ngơ ngẫn nhìn chăm bẳm, lắc mạnh vai tôi, giận dữ:

-Có thật như vậy không hả Thủy? Sao em…lại có thể…

Chưa nói xong câu nói, chị gục xuống ôm đầu khóc nức nở. Tôi đứng nghẹn ngào nín lặng ngơ ngác như người mất trí. Sao tôi lại có thể làm một việc kinh thiên động địa như vậy, lúc này chẳng khác gì đang nằm mơ. Tâm thần trở nên hoang mang. Cả người trở nên cứng ngắt, tê liệt, đổ ập xuống trong tay chị Liễu. Đâu đó, khuôn mặt Lưu, khuôn mặt ba mẹ nhìn chăm bẳm lạnh lùng.

Giật nãy mình khi nghe tiếng cô Hỉ khàn đục, :

-Bây giờ em tính thế nào. Em có ai quen biết ở gần đây không?

Buồn bã nhìn cô Hỉ vội lắc đầu. Tất cả mọi người trong gia đình đã không còn ai bênh vực nỗi, tội lỗi do tôi gây ra, chẳng ai còn mặt mũi để đứng ra xin tội thay.
Khi chớm bước ra cánh cửa, chị Liễu dành o Bính ra đóng cửa, chị đã khóc, níu lấy tay tôi, nhìn vào trong nhà lấm lét trước khi nhét vội một số tiền vào túi áo tôi đang mặc trên người.

-Thủy dại quá, không ai dám lên tiếng xin ba cho em cả, chị có thương em chăng nữa cũng không biết làm gì hơn.

Tiếng ba quát tháo vọng ra. Chị vôi vàng đóng cánh cỗng, bước nhanh vào nhà.

Chợt nhớ, tôi đưa tay rờ vào túi áo, số tiền chị Liễu cho vẫn còn nằm nguyên trong túi.

Cô Hỉ buông rũ hai tay. Có bóng người bước qua cánh cửa, tiếng chân dừng lại. Đôi mắt bà lạnh lùng nhìn tôi.

Cô Hỉ nắm tay tôi, run run giọng nói:

-Cô không biết phải làm sao để giúp em trong lúc này. Tiếc là cô ở với bà mẹ chồng, đây không phải nhà của cô, để giúp em ở lại.

Nói xong, cô đưa tay để trên môi ra giấu cho tôi:

-Em chờ cô một chút. Cô sẽ ra ngay.

Cô bước đi vội vã. Còn lại tôi một mình, bà mẹ chồng của cô dừng lại quắt mắt nguýt háy. Biết không thể ngồi lâu hơn được nữa, nhỏm dậy định bỏ đi, nhưng cũng vừa lúc cô Hỉ bước ra. Trên tay cô cầm đôi dép:

-Em lấy đôi dép này đi. Cô mới mua chưa dùng. Và đây, cô giúp em chút đỉnh để em có thể xoay sở môt thời gian.

Cuộn tiền cô đưa cho tôi được cuốn tròn, nắm gọn trong tay. Cầm vội lấy đôi dép, nhưng tôi
lắc đầu từ chối gói tiền cô đưa. Cô rơm rớm nước mắt:

-Em cầm lấy, mai này còn dùng đến, đừng từ chối cô lúc này. Cô xin lỗi không giúp gì được em. Chắc em hiểu ý cô.

Trong lúc này đang cần tiền, không một nơi nương tựa, suy nghĩ môt vài giây. Tôi gật đầu.

-Vậy, cô cho em xin. Sau này em hứa sẽ trả lại cô.

Bước chân khập khểnh ra khỏi nhà cô Hỉ, sau khi bà mẹ chồng của cô dẫm chân bằng đôi dép lép xẹp qua lại phòng khách với mấy tiếng ho khan dưòng như ra hiệu cho cô nên đuổi tôi khuất mắt bà.


Hai hàng nước mắt chảy dài trên má, nặng nề bước đi, không biết lối nào trước mặt. Tôi lạc lỏng, mất phương hướng. Bóng chiều đang dần dần buông xuống, nhìn đoàn xe qua lại, tôi lùi nhanh vào lề đường. Bên kia đường, những người bán thức ăn đêm đang chuẩn bị bày ghế bàn ra cho khách ngồi. Một chiếc xe dừng vội, ông tài xế ngước mắt nhìn như chừng dò hỏi. Tôi sợ hãi bỏ đi thật nhanh. Chợt nhớ có lần Lưu nói anh hay lại quán cà phê Sông Đêm ngồi uống với mấy người bạn. Nghĩ tới đây, vuốt lại chiếc áo ngắn đang mặc trên người băng nhanh qua đường Hải Hồ. Quán cà phê nằm góc đường Hoàng Diệu lấp lánh ánh đèn màu, hiện ra trước mắt, tôi mừng rỡ bước trờ tới. Tiếng nhạc đêm với âm thanh cao vút, chân dè dặt bước vào quán. Từng đôi tình nhân ngồi nắm tay nhau bên chiếc bàn nhỏ. Ngọn đèn xanh lờ mờ không rõ mặt. Chầm chậm từng bước một nhìn quanh, chẳng thấy người nào quen thuộc. Rão quanh một vòng, không thấy Lưu, tôi buồn bã ra khỏi quán. Có tiếng bước nhè nhẹ sau lưng, một khuôn mặt ghé sát mặt tôi nhìn rồi mỉm cười xin lỗi. Ánh đèn màu trong quán không đủ sáng để soi rõ mặt người. Tôi ngu ngơ cười lại.


Biết không có Lưu trong quán, nhưng tôi vẫn muốn đi thêm một vòng nữa cố tìm Lưu để lòng mình khỏi thất vọng. Cuối cùng, lòng buồn rầu bước mau ra khỏi quán, tiếng nhạc bên trong vẫn còn theo tôi một khoảng đường khá dài, mới dứt. Cảm giác mất mát nhức buốt trong tim, Lưu đã thật tình bỏ tôi bơ vơ, khác với lời Lưu nói trước đây, anh sẽ che chở không rời xa dù bất cứ hoàn cảnh nào. Thật chua chát, bây giờ một mình trong đêm tối, rùng mình sợ hãi, trên con đường về khuya dần vắng người qua lại. Nỗi ước ao trở về nhà, quỳ xin ba mẹ tha thứ, nhưng chợt nhớ đôi mắt của ba tôi trưa nay, biết không còn hy vọng gì nữa. Ông không giận hay la mắng như những lần trước, thay vào đó sự im lặng và cái nhìn của ông khiến tôi hoảng sợ hơn.


Lần đầu tiên một mình trong đêm tối, bất cứ tiếng động nào sau lưng cũng khiến cho tôi hốt hoảng, co người bước đi. Con đường thẳng tấp dẫn đến tận bờ sông trong thành phố. Giòng sông đêm trôi lặng lẽ, bình yên. Thật trái ngược với cõi lòng tôi hiện nay. Ngẩn ngơ nhìn xuống giòng nước đen ngầu, một thoáng liều lĩnh mê man trong đầu, như bị thôi miên tôi muốn thả người nhảy theo giòng nước, nhưng không hiểu sao lòng mình nao núng, không dám liều mình. Bây giờ còn có ai ngoài cái thai trong bụng. Có ai biết tôi đang đứng đây, một mình bơ vơ trơ trọi trong đêm. Không biết nẻo nào để đi, dè dặt từng bước dọc theo bờ sông. Đêm về khuya, trên con đường hàng ngày xe cộ tấp nập, giờ này con đường đã vắng hoe, thỉnh thoảng mới có chiếc xe gắn máy lướt qua.


Nặng nề ngồi lại trên chiếc ghế đá sát bờ sông, lòng tôi ngỗn ngang trăm mối. Nhớ từng khuôn mặt mỗi người trong gia đình. Giờ này chắc hẳn mọi người đã yên ngủ. Có còn ai nhắc đến tên tôi nữa không. Giờ này hẳn trong nhà đã tắt hết điện, đóng kín các cửa ngõ.


Mẹ và chị Liễu có biết chăng tôi một mình trong đêm, đơn côi ngồi bất động nhìn giòng sông với nhiều nỗi lo âu trong lòng. Ngày mai đây, cuộc đời ra sao sẽ đi về đâu…Ngày mai đây khi trời sáng, lớp học sẽ thiếu vắng mình tôi. Tôi thèm tiếng mẹ nhắc nhở mỗi đêm. Nghĩ tới đây, thấy lòng mình quặn thắt. Không ngăn được giòng nước tuông trào lã chã trên mặt. Bao ước vọng từ bấy lâu nay, đã theo mây gió. Giả như giờ này mẹ hay chị Liễu đi tìm kiếm, tôi sẽ chạy đến ôm chầm lấy hai người quỳ lạy cầu xin gia đình xin cho tôi về nhà. Nỗi ước mơ khiến đầu óc mị muội, như chìm đắm trong giấc mơ, mãi khi tiếng còi xe vang lên, phóng chạy trên con đường phố, mới thức tỉnh tôi.


Tôi lâm râm cầu trời mau sáng để bớt đi cơn sợ hãi trong lòng.
Người đã thấm mệt, vừa nhìn thấy công viên Xuân Hương bên kia

đường, không còn sự lựa chọn nào khác, băng vội bước nhanh qua. Chỉ còn duy nhất một chiếc ghế đá trống không, tôi bèn đặt người ngồi xuống, tựa lưng vào. Hơi lạnh từ ghế đá vụt thấm vào người, khiến tôi rùng mình vụt mình ngồi dậy. Vườn đầy cây cổ thụ, bóng tối bao phủ chung quanh, thấy rờn rợn cả người…Mới vừa hôm qua ngôi nhà đầy tiếng cười nói, đôi tay mẹ thoăn thoắt dọn thức ăn lên bàn, nhưng giờ đây một mình nằm giữa sương gió, không một ai bên cạnh.
Nằm co ro trên chiếc ghế, không biết giấc ngủ đến tự hồi nào. Trong cơn mơ, thấy chị Liễu hớt hãi đi tìm. Mặc dầu đang đứng trước mặt, trên con đường rộng thênh thang nhưng chị không nhìn thấy. Chị cất tiếng kêu gọi tên tôi. Cố bước nhanh theo gót chân chị, nhưng quá thấm mệt, đôi chân như thể bị chôn cứng, tôi hốt hoảng gào khóc. Sợ chị bỏ đi mất…


Cho đến khi bàn tay ai đụng vào người. Tôi hốt hoảng vụt nhổm dậy, vòng tay ôm chặt lấy đôi vai. Trước mặt, người đàn bà bối tóc nhìn chăm chú:

-Cô ơi!

-Dạ, …bà …là ai?

-Tôi lỡ đường, không biết đi đâu, nên liều vào đây. Thấy cô nằm yên miệng lảm nhảm, tôi mừng quá.

-Bà đi đâu giờ này.

Hỏi rồi, chợt thấy mình ngớ ngẩn. Hoàn cảnh của tôi đâu có khác gì bà ta đâu. Tôi cũng không nhà không cửa, nằm ngủ ngoài đường như đêm nay thôi. Nhích người ra nhường chỗ cho người đàn bà ngồi lại. Trong một phút yên lặng, bà ta thở dài cất tiếng:

-Tôi từ ngoài Quảng Trị vào thăm con, nhưng không may trên đoạn đường, xe bị hư máy, khi vào đến Đà Nẵng, trật chuyến xe đi Sài Gòn nên phải đành ở lại đây. Khổ nỗi, tôi không ai quen biết, họ đưa địa chỉ vào nhà trọ, nhưng đường sá xa lạ, đi riết không tìm được chỗ, nhân tiện đi ngang qua đây, định bụng ghé vào ngồi đỡ mong tới sáng đi lại bến xe để vào Sài Gòn.

Nghe bà nói, tôi chép miệng, hỏi cụt ngủn:

-Bà vào Sài Gòn?

-Vào thăm con gái. Cả ba năm nay nó không về thăm nhà, nhớ con quá đâm liều một chuyến đi thăm con cô ơi! Tôi chỉ còn một mình nó, đi làm cho người ta, lâu rồi họ không cho về. Nhờ hàng xóm liên lạc, nhưng biệt tăm biệt tích, chẳng biết giờ này nó ở đâu. Quá nóng ruột, muốn đi một chuyến để biết cớ sự
Bà vừa nói, vừa lục trong túi áo địa chỉ của cô con gái, đưa ra. Tranh sáng tranh tối, không thể đọc được, tôi thở dài:

-Thôi bà cất đi, để sáng mai cháu đọc cho bà.

Mệt mỏi, tôi nằm dài thẳng lưng trên ghế. Không biết ngủ được bao lâu, người bà kêu tôi dậy:

-Cô ơi! Gần sáng rồi, tôi phải tìm đến bến xe như lời ông tài xế hôm qua dặn, nhớ có mặt đúng sáu giờ. Trong chốc lát suy nghĩ, tôi đứng dậy kéo áo quần ngay ngắn:

-Có lẽ cháu cũng đi Sài Gòn.

Người đàn bà nhìn tôi:

-Vậy cháu không có gia đình ở đây sao?

-Nếu có, cháu đã không nằm ngủ hoang nơi này.

Dường như người đàn bà không tin những lời tôi nói, bà liếc mắt nhìn lại tôi lần nữa. Lần này, bà quan sát tôi rất ư là kỹ. Bà chắc miệng:

-Tôi không tin cô sống bơ vơ một mình như vầy đâu. Nếu có gia đình, tôi khuyên cô nên về nhà, chứ đêm khuya nằm lây lất, nguy hiểm lắm.

Nghe bà ta nói đến đây, quá tủi thân, tôi òa khóc. Bà đặt tay lên vai tôi:

-Cô gái ơi! Nên đi về nhà, tôi thấy cô tôi không yên tâm chút nào.

Nhìn thấy tôi vẫn còn khóc, bà ngồi xuống vuốt vai, vỗ về. Tôi quẹt nước mắt kể hết hoàn cảnh hiện nay, bà luôn chép miệng.

Sực nhớ, bà lục trong túi áo chìa ra trước mặt:

-Nhờ cô coi giúp tôi địa chỉ của con gái. Nó gởi đã lâu rồi nhưng nào có dịp đi vào trong thăm con.

Không còn cách nào hơn, cuối cùng hai bà cháu đi về hãng xe chở khách đang đậu ở góc đường.

Chiếc xe bus to cao nghềnh, như muốn nuốt trọn cả hai bà cháu. Bà bỏ tôi đi lại quầy bán vé. Không lâu, bà trở lại cho biết giá tiền. Cuộn tiền chị Liễu cho vẫn nằm im lìm trong túi, tôi lấy ra đếm đủ giá vé, xong cuộn lại nhét sâu vào chỗ cũ. Thỉnh thoảng đưa tay lên rờ thử. Người đàn bà kéo tay tôi bước đi, hối hả. Lên xe rồi bà mới thở phào:

-Tối qua, họ bảo sáng nay đến sớm cho kịp chuyến khởi hành, tôi lo lắng không biết có đúng như lời nói của ông ta không hay bắt trả thêm đợt tiền nữa, giờ lên ngồi hẳn đây mới yên tâm.

Tôi không để ý người đàn bà nói gì, chỉ muốn nhìn quanh thử có ai quen biết không. Điều tôi thầm mơ, ước gì anh chị đi tìm sau một đêm vắng nhà. Cho mãi khi tiếng còi xe vang lên, mới biết không còn hy vọng gì nữa. Buổi sáng thành phố còn nhuốm sương mờ, chưa kịp đánh thức mọi người. Chuyến xe khởi hành quá sớm. Người đàn bà cầm lấy tay tôi, bóp nhẹ.

Không biết ở đâu bà lôi ra ổ mì khá mềm, bẻ đưa cho tôi phân nửa:

-Ăn đi kẻo đói. Xe chạy cũng phải mất đến mấy tiếng mới chịu đổ lại, rồi chạy tiếp. Trước khi đi họ đã cho hay. Lúc nãy cô vào nhà vệ sinh nên không nghe.

Quay qua cám ơn bà ta. Cầm nửa ổ mì, mới sực nhớ cả ngày hôm qua chẳng có gì trong bụng. Bụng đói cồn cào, nhưng không thể nào nuốt trửng miếng bánh mì đang ngậm trong miệng. Người đàn bà nhìn tôi lắc đầu:

-Cô gắng ăn một chút vào người để còn nuôi cái thai. Bầu bì phải chịu khó, chứ cô không ăn bây giờ, nay mai sinh ra yếu ốm, khó nuôi lắm à.

Nỗi buồn ngầm trong người, tôi phiền muộn nhìn người đàn bà không nói. Trong đôi mắt bà nhuốm chút thương hại cho hoàn cảnh một đứa con gái bị gia đình ruồng bỏ.

Tôi không nhớ nổi xe chạy bao lâu, quá mệt mỏi, trong giấc ngủ vật vờ, cho mãi đến khi người đàn bà lay tôi dậy mới biết mình đã đi quá xa nơi mình sinh sống. Sài Gòn, thành phố từng nghe nói trước đây, nhưng chưa hề đặt chân đến. Đây là lần đầu tiên trong đời. Nhìn hàng hàng lớp lớp xe cộ qua lại, tôi đâm hoảng hốt. Níu tay người đàn bà, miệng lập cập:

-Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với.

-Cô ơi! Tôi cũng chưa biết mình đi lối nào, làm sao cho cô đi cùng.

Bà kéo miếng giấy trong túi áo đưa cho tôi:

-Thôi tôi nhờ cô đọc giúp, để biết nó đang ở đâu.

-Làm sao mình đến đó cho được, hay là đi xe ôm thôi.

Tôi đề nghị, bà gật đầu đồng ý.

-Ừ!

Nhìn thấy ông xe ôm đang lẽo đẽo theo, tôi dừng lại:

-Ông ơi! Nhờ ông đưa hộ bà cháu tôi đến địa chỉ này.

Đưa địa chỉ cho ông ta, người đàn bà ì ạch lên xe ôm cứng lấy ông ta. Tôi cũng leo lên ngồi ôm sát lấy bà.

Người đàn bà ngồi phệt xuống đất khóc nức nở. Địa chỉ con gái của bà đã không giúp gì khi người mở cánh cửa nhìn bà bằng đôi mắt khinh dễ:

-Cô gái tên Tâm bà kiếm đã bỏ nơi này đi lâu lắm rồi. Mấy năm trước cô ta ở đây, nhưng đã nghỉ khoảng ba bốn năm nay, dường như lấy chồng Trung quốc, Hàn quốc gì đó. Muốn tìm kiếm cô ta bà nên về quê của cô mà tìm. Nghe đâu bà chủ tôi nói lại, mẹ ruột của cô đó tên Bông thì phải.

Câu nói như cắt sâu thấm vào da thịt của người đàn bà. Bà ta chỉ biết gục đầu hai tay che lầy mặt khóc lên nức nở.

-Cô ơi! Làm sao trở về quê quán, tôi cứ nghĩ vào đây thăm con, có chút tiền bạc. nó cho để đi về quê, nay không tìm được con, biết tính thế nào đây.

Bà móc lấy mấy chục đồng bạc còn lại trong túi áo, đưa ra.

-Còn bấy nhiêu, không biết con tôi ở đâu nữa. Chỉ có một mình nó, nay đã biệt tăm hơi biết đâu mà tìm.

Bà lại khóc.

Đi theo bà gần hai ngày đường, đầu óc ngơ ngẩn, quên hỏi tên bà ta. Nay mới biết rõ. Lòng đang bối rối đưa mắt nhìn người đàn bà, chẳng biết nói sao để an ủi bà ta. Nước mắt tôi cũng khoanh tròn trên mặt. Nhìn bà Bông, ngó lại thân phận mình cũng chẳng khác gì. Cả hai đều xa xứ, không môt chỗ nương thân. Bà ta kéo lấy tay tôi cầu cứu:

-Hay cô cho tôi đi theo cô.

-Bà ơi! Cháu …đâu khác gì bà. Giờ đây, cháu cũng không biết nẽo đâu mà đi.



***


Hai bà cháu lầm lũi đi, cơn khát và đói khiến tôi mệt lã người. Còn chút tiền lẽ trong túi, nhìn thấy gánh hàng rong, bà nắm tay tôi kéo đi:

-Cô phải ăn chút đỉnh để còn lo cho bào thai trong bụng.

Tôi uể oải gắng gượng đi theo bà Bông. Tô cháo trắng nóng hổi, bà rãy lên chút muối cầm đưa cho tôi:

-Gắng ăn một miếng.


Tôi gắng gượng bưng tô cháo gạo trắng nuốt ực vào họng. Mùi thuốc lá của những người chung quanh xông vào mũi, khiến tôi nôn ói ra đường. Miệng lưỡi đắng ngắt. Ngồi giữa đường phố, nghẹn ngào nhìn quanh, thấy mình lạc lỏng bơ vơ. Bỗng dưng một ngày, xa lìa gia đình tới một nơi xa lạ, lúc này tôi thèm cái ôm âu yếm của mẹ. Thèm bàn tay mẹ vỗ về sau lưng. Tất cả đã hết rồi. Nhớ lại lúc ba tôi đuổi tôi ra khỏi nhà, đôi mắt mẹ to tròn sững sốt không thốt nên lời. Có lẽ bà ngạc nhiên khi đứa con gái út của mẹ trân tráo làm những chuyện không tưởng để ra tới nước này. Mẹ không còn cơ hội che chở cho tôi như những lần trước đây. Trong mắt mẹ, đứa con gái với hình ảnh đầy ngây thơ trong trắng đã không còn. Không thể nào tin nổi, tôi đã làm một việc ngay cả chị em trong gia đình không ai ngờ đến. Nhớ lại, đôi mắt chị Liễu nhìn tôi vừa trách cứ, vừa thương hại.


******


Lòng tôi phấn khởi quên cơn mệt nhọc đang đè nặng trong lòng, khi thấy tờ giấy dán bên trong cánh cửa kính, gần cửa phòng trà, “Nơi đây đang cần người”.
Tôi tìm tới phòng trà ở góc đường thành phố. Một nơi trước đây khi nghe bạn bè đề cập đến, tôi đã cảm thấy sợ hãi. Sau khi dặn dò người bà Bông, đứng chờ trước cửa phòng trà. Tôi hồi hộp cố gắng mạnh dạn bước vào bên trong, run rẫy bước thẳng tới quầy lấp bấp nói với bà chủ thấy tấm bảng cần người làm. Bà nhìn tôi bằng đôi mắt lên xuống thật lâu. Sau khi thỏa thuê nhìn ngắm, cười mỉm:

-Cô có biết nhảy đầm không?

Tôi nói liều:

-Dạ có biết chút đỉnh.

Phòng trà thiếu người. Tôi chỉ tìm người biết khiêu vũ mà thôi.

Dạ…việc gì cũng được. Xin bà cho em một cơ hội…

Thật sự trước đây anh Hân còn độc thân, buổi tối anh hay lôi tôi và chị Liễu ra dạy nhảy. Chị Liễu lắc đầu quầy quậy, nhất định không chịu, sợ ba tôi bắt gặp. Thấy tôi không phản ứng, mỗi tối anh dạy tôi nhảy. Cho đến khi anh cưới vợ, anh không còn thì giờ để dạy tôi như trước.

Bà chủ phòng trà hất mày…bảo ông phụ tá kéo tôi ra nhảy thử.

Trong khi nhảy, tôi năn nỉ ông ta:

-Anh làm ơn nói khéo cho bà chủ mướn tôi, tôi xin cám ơn anh.

Mãi một lúc, anh ta cầm tay tôi hướng về bà chủ phòng trà, tinh quái tươi cười:

-Chị à! Tốt lắm.

Nhưng cô phải trau chuốt lại sắc đẹp, da mặt xanh xao lắm. Ông ta nói.

Tôi gần như muốn khóc, cám ơn ông ta lia lịa.

Người đàn ông khiến tôi vừa run sợ khi nắm tay tôi thử những bước nhảy như lời bà chủ phòng trà. Tôi biết những bước nhảy của mình không điêu luyện như lời người đàn ông đã nói, tuy nhiên khi nhìn nét mặt lo sợ, ông ta đã nói dối để tôi có công việc. Ông ta nheo mắt khi bà chủ phòng trà bước ra tiếp chuyện với một ông bạn vừa rão bước vào. Tôi nói thầm lời cám ơn người phụ tá của bà ta.

-Yên tâm, tôi sẽ chỉ dẫn cho cô những bước chân điêu luyện hơn.

Tôi không biết phải nói sao đển tỏ lòng cám ơn ông, chỉ biết gật đầu lia lịa.

Dường như cô ở đâu xa vào đây phải không?

Tôi đổi cách xưng hô:

-Dạ cháu ở ngoài kia vào.

-Ngoài kia là ở đâu?

-Dạ ở Đà Nẵng.

Ông ta gật gù đầu.

-Còn trẻ sao không học hành, đi làm gì nghề này. Cái nghề người ta coi thường mình. Cô có gia đình trong này không?

Ông ta nhìn tôi đăm đăm dò xét. Tôi bối rối, cúi đầu để mặc giòng nước mắt rơi đều trên má.

-Mà thôi, tôi chỉ hỏi thế thôi. Tuổi cô chỉ đáng con cháu tôi. Mà nè, hiện tại cô ở đâu? Có nhà cửa không?

Đến đây, tôi không cần giấu diếm hoàn cảnh mình. Tôi nhìn ông như van xin:

-Cháu mới ở Đà Nẵng vào chưa biết được ngõ ngách. Nay chú đã giúp cháu có công việc, cháu cám ơn chú nhiều lắm. Nhưng cháu chưa biết tìm đâu ra phòng trọ.

Tôi hỏi thế thôi, chứ cũng suy đoán được chút nào rồi. Trong xóm tôi, có phòng nhỏ cho mướn. để tôi dẫn cô đến đó giới thiệu bà chủ nhà, chứ cô đi khơi khơi không ai cho cô thuê đâu.

-Dạ cháu xin cảm ơn chú.

Sau hai tháng làm việc, luôn luôn giữ nụ cười trên môi, mặc dầu khách hàng đôi lúc khó dễ, nhưng tôi không hề than vãn. Được bà chủ phòng trà bằng lòng tin cậy, sau mấy tháng kiếm được số tiền đáng kể. Nhưng đêm đêm sau khi về đến phòng trọ, đôi chân rã rời. Sau khi mọi chuyện xảy ra, tôi mới ngấm hiểu giá trị của đồng tiền là thế nào. Tôi đã được bà Bông lo cơm nước hàng ngày. Bà tận tụy săn sóc như đứa con gái của bà. Điều này đã an ủi và khiến cho tôi mạnh dạn, cam đảm hơn.


Cho đến tháng thứ tư, bụng tôi bắt đầu lộ rõ. Bà chủ đã gọi tôi vào văn phòng. Biết không thể nào giấu được, tôi đã quỳ gối khóc nức nở trước mặt bà và chú Vượng. Không biết hai người ra ngoài nói gì với nhau, một lúc bà chủ bước vào bằng lòng cho ở lại. Để khách hàng không nhìn thấy chiếc bụng đang lớn dần, bà cho ngồi sau quầy rượu để tính tiền.


****


Ngày tháng rồi cũng phải tới. Hôm chuyển bụng, bà Bông đã đưa tôi đến bệnh viện như tôi đã dặn dò trước đây. Cái xách tay tôi cũng lo chu tất đâu vào đó. Áo, tả của trẻ em tôi xếp gọn gàng, giống như những lần ở nhà giúp chị Túy đi sinh trong khi anh Quý đi hành quân xa không về kịp.


Thằng bé giống Lưu không sai môt giọt. Nhìn con, tôi thầm đau trong lòng. Bà Bông chu đáo lo cho mẹ con tôi. Bà bảo bây giờ bà như bà vú, bà sẽ ở với mẹ con tôi cho đến khi tôi không muốn nuôi bà nữa. Tôi nghẹn ngào ôm cứng lấy bà, tự hứa với lòng mình từ nay tôi sẽ thay thế Tâm, con gái bà cho dù hoàn cảnh nào, tôi cũng không thể bỏ bà được. Từ lâu lắm, tôi coi bà như người mẹ và bà ngoại thứ hai của con tôi.


*****


Sau hai tháng nghỉ ở nhà với thằng bé, hôm nay đã trở lại làm việc tại phòng trà. Bà Nga muốn tôi làm tại quầy thu ngân, bởi vì bà tin cậy tôi về vấn đề tiền bạc hơn những người khác. Bà giới thiệu với những người khách quen biết, tôi là cô cháu gái gọi bà bằng dì.Vì thế, tôi đỡ nhức đầu khi gặp phải những khách say mèm, lè nhè tán tỉnh.


Tối thứ bảy đi làm khá trễ, bà chủ phòng trà nhờ đi công chuyện, khi bước vào nhìn thấy giỏ hoa hông đỏ thắm đặt sẵn trên bàn thâu ngân, tôi bật miệng khen nức nở. Bà Nga, chủ phòng trà nhìn tôi cười:

-Cô có biết giỏ hoa cô vừa khen của ai không?

Tôi thật thà trả lời:

- Dạ, em không biết, chỉ thấy hoa đẹp quá. Chắc của bà chủ!

Phương, cô gái có tiếng đẹp nhất trong phòng trà, lẵng lơ háy nhẹ đôi mắt:

-Thôi Thủy vô trễ không biết chủ nhân của giỏ hoa là ai, vậy để tôi nói luôn nhé. Của cô chứ ai vào đây.

Tôi bỡ ngỡ, hai má đỏ au:

-Chị Phương, chị nói đùa phải không. Em đâu quen biết ai mà nhận hoa.

Bà Nga bật cười:

-Cái ông mặc đồng phục tối nào cũng ngồi ở góc phòng im lìm như người câm đó. Gã đó tên Phong, mỗi đêm ngồi câm lặng như thế cho đến khi phòng trà đóng cửa. Nhìn tấm thiệp gắn trên cành hồng, lòng tôi lặng lờ như giòng sông đêm, không mảy may suy nghĩ đến.

Tôi cũng chẳng hế quan tâm người đàn ông mặc quân phục, vào phòng trà thường xuyên ngồi ở góc phòng mỗi đêm cho đến khi phòng trà đóng cửa. Tôi chỉ biết một điều duy nhất là cố gắng làm sao để bà Nga tin tưởng mà cho việc làm. Sau khi sinh nở, tôi có bổn phận phải lo cho ba người trong gia đình.

Chỉ có một lần duy nhất, bà Nga nhờ bưng ly rượu đưa cho ông ta. Đôi mắt người đàn ông nhìn tôi không chớp mắt. Phần tôi sau khi đưa ly rượu xong, bước vào ngồi lại chỗ cũ, đếm lại số tiền sắp lại ngay ngắn để trong ngăn hộp, chuẩn bị nộp hết tiền cho bà Nga như mỗi đêm. Công việc thật nhàn hạ, nhưng rất ít người thích ngồi một chỗ. Những cô gái ở đây muốn có thêm chút tiền, phải tranh thủ bằng lòng nhảy và mời rượu với khách. Riêng tôi, có công việc may mắn lắm rồi, tôi thật bằng lòng và cảm thấy cuộc đời vẫn còn nhiều tia hy vọng. Nhờ có vú Bông đã giúp đỡ, tôi an tâm làm việc.

Người đàn ông mang giỏ hoa tặng cho tôi không ngồi lại trễ như mọi hôm, sau khi nhờ bà Nga nhắn lại, ông ta đã bỏ đi về. Theo như lời bà Nga kể.

Lần đầu tiên trong đời được tặng hoa, tôi không giữ được vẻ tự nhiên, bối rối nhìn mọi người không thốt nên lời. Cả buổi tối, tôi không được tự nhiên cho lắm. Cử chỉ lúng túng lo sợ bắt gặp những đôi mắt nhìn về phía tôi ngồi. Ruột gan tôi bỗng nhiên thấy hồi hộp lạ thường. Tôi nói lời cám ơn bà chủ phòng trà. Bà cười:

-Dường như ông ta để mắt tới cô rồi đó. Ai ngờ một người đàn ông im lìm nín lặng như thế lại đem hoa tặng cô, tôi cũng lấy làm lạ. Nhưng thôi, cô yên tâm. Tối mai ông ta đến, cô cảm ơn thế là xong.

Và nhiều tối hơn vậy nữa, sau khi gọi ly rượu, ông ta dần dần bắt chuyện mỗi đêm. Tôi xin ý kiến chú Vượng, chú nói không sao, khách hàng đến đây trò chuyện với các cô thường tình lo lắng làm gì. Tôi cảm thấy yên tâm hơn.

Sau những lần trò chuyện như thế, tôi không còn e dè hay sợ hãi như trước. Ông đã làm cho tôi cảm động khi ông nói:

-Lần cô vắng mặt để sinh cháu bé, tôi lo âu không kém. Đêm nghe cô vào bệnh viện, tôi một mình ngồi nơi này để mong ngóng tin của cô. Hôm sau bà Nga cho tôi biết, cô và cháu bé bình an, tôi mừng lắm. Tôi đã gọi một ly rượu mạnh, nôm na mừng cho cô. Nhưng đêm hôm đó, tôi bị mất ngủ vì đầu óc căng thẳng mãi.
Những món quà ông tặng, không phải dành cho tôi mà hoàn toàn dành cho bé Nam, con trai tôi nên cũng khó từ chối. Ông bắt đầu kể hoàn cảnh gia đình. Sau tám năm lấy nhau, được hai con, vợ ông, bà Ngọc đã không còn như xưa. Suốt ngày chung đầu vào những con cờ xanh đỏ. Những bữa cơm chiều hầu như vắng mặt. Hai đứa con giao cho người giúp việc, không còn chăm sóc đến. Ông mở miệng than phiền, bà bảo ngay từ đầu, ông không ngăn chận, bây giờ quá trễ, có ở nhà cũng thấy ngứa ngáy tay chân không chịu nỗi. Bạn bè khuyên ông nên đưa vợ đi chơi xa đều đặn, nhưng cứ mỗi lần đề nghị, bà lắc đầu quầy quậy. Khó tránh được cãi vã. Lý do ông bỏ đi mỗi đêm, bởi vì bà không có mặt ở nhà. Mãi tới tối khuya mới về. Nhưng khi về tới, mặt mày bà bơ phờ, mệt mỏi. Gia đình ông ngập chìm trong u buồn tăm tối, không còn tiếng reo vui đầy ấp của các con trong những bữa cơm chiều. Thay vào đó, tiếng cãi nhau cay đắng. Bà Ngọc ngày càng vắng mặt hơn. Ông cảm thấy quá mệt mỏi nhàm chán.


Về phần tôi, không hề giấu diếm hoàn cảnh mình. Tôi đã kể hết chuyện ngu dại riêng tư của đời mình.


Có những đêm ông ta xin đưa tôi về, nhưng tôi quả quyết từ chối. Nghĩ đến những vụ đánh ghen trong vũ trường xảy ra thường xuyên như cơm bữa, khiến tôi sợ muốn lạnh gáy. Một lần ngu muội dại khờ trước đây, đã làm cho tôi đánh mất niềm tin, đánh mất tình yêu thương của những người thân trong gia đình.Tôi không còn đủ sức, can đảm đương đầu thêm lần nữa. Ơn trên đã ban cho tôi niềm hạnh phúc cuối cùng là gặp được bà Bông, bà Nga và chú Vượng giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khổ nhất của cuộc đời. Giờ đây, còn có thằng bé ngoan bên cạnh, tôi không còn mong gì hơn.


Chiếc ghế hàng đêm ông ta ngồi, bỗng nhiên trống không. Một rồi hai, ba tuần. Bà Nga không còn im lặng, hỏi tôi tại sao, chú Vượng nhìn tôi không nói. Tôi chọn sự im lặng, bởi lẽ ngay chính tôi cũng mù mờ không hiểu vì đâu, làm sao tôi giải thích nỗi. Tôi vẫn đi làm, vẫn ôm con mỗi đêm, cuộc sống vẫn thế trôi đi. Cũng có một vài đêm, hình ảnh ông ta thoáng qua trong đầu, rồi tắt ngấm. Nhớ lại những lời hứa trước đây của Lưu, làm cho đầu óc tôi cứng rắn hơn, không dám nghĩ đến.
Nhưng bỗng một đêm, bước vào từ cửa sau của phòng trà, tranh tối tranh sáng tôi sững người thấy người đàn ông vắng mặt hơn ba tháng nay, cũng cùng chiếc ghế ông thường ngồi. Một thoáng bối rối khi ông đứng lên đi lại chỗ tôi, vẫn vẻ mặt điềm đạm, ông chìa ra chiếc hộp màu xanh:

-Tôi có chút quà tặng cô, mong cô không từ chối.

Tôi ái ngại nhìn ông:

-Tôi chưa hề nhận quà gì của bất cứ ai. Ông…tôi sợ lắm, lỡ bà nhà biết được…

Ông ta khoát tay
-Cô đừng lo, tôi và bà ta đã không sống với nhau nữa. Thời gian gần đây vắng mặt, cần giải quyết chuyện riêng tư, nay công việc đã hoàn tất, tôi mới đến thăm cô.

Tôi ngập ngừng…

Ông ta dịu dàng:

-Tôi hiểu rõ tính tình của cô, và còn biết hoàn cảnh của cô. Tôi không để cô mang tiếng xấu đâu. Cô cũng biết, tôi không phải hạng đàn ông tán tỉnh nhảm nhí đâu. Bao nhiêu đêm ngồi ở chiếc ghế này, cô có thấy tôi quanh quẩn bên ai không. Và cũng không khơi chuyện bất cứ ai, ngoài bà Nga, chủ phòng trà và anh Vượng.



*****



Phong đã thay đổi tôi về ý nghĩ đàn ông. Anh ôn tồn và nhẹ nhàng, thật lòng tôi cũng có cảm tình với Phong. Nhưng rồi nghĩ đến Lưu, cả người tôi rút cổ rùng mình sợ hãi. Sau lần Lưu từ bỏ cái bào thai trong bụng, tôi đã học được bài học thật đích đáng, mãi mãi chẳng thể nào quên, nên không dám nghĩ điều gì thêm nữa.


Cho đến một hôm bà Nga hỏi tôi thật cặn kẽ. Bà cho tôi biết Phong hơn tôi đến những mười hai tuổi, khá chênh lệch về tuổi tác. Nhưng bà nhận thấy Phong chân thật hơn những người đàn ông khác. Và cũng theo ý chú Vượng, mặc dầu Phong lớn tuổi hơn tôi, thương tôi thật tình. Nhưng chú Vượng cũng khuyên tôi cân nhắc thật kỹ lưỡng.


Gần hai năm dài, Phong vẫn đeo đuổi tôi, đến nhà thăm và cho quà bé Nam mỗi tuần. Những cử chỉ săn sóc và thương yêu con tôi, khiến tôi động lòng. Vú Bông nhiều lần mở lời ôn tồn khuyên, tôi cần tấm chồng, đàn bà sống đơn độc, khó khăn trăm nỗi. Ít nhất người đàn ông này yêu thương thằng bé, không ích kỹ như người đàn ông khác. Bà còn chân thật khuyên nhủ, khiến tôi mủi lòng không cầm được nước mắt:

-Cháu nên quên hết mọi chuyện buồn trước đây, đừng khép chặt đời mình. Lỡ một ngày nào đó vú có mệnh hệ nào, đâu còn ai bên cạnh để lo và săn sóc cho mẹ con cháu. Một mình nơi này tất cả đều xa lạ, không người thân thuộc, khổ lắm. Khi tuổi thanh xuân qua đi, sẽ không còn ai thương yêu mình nữa đâu.
Lời nói chân thật của vú gợi cho tôi nhớ lại một mình cô quạnh giữa đêm khuya trước đây.



Cuối cùng, tôi cũng gật đầu đồng ý, bằng lòng gởi gắm đời mình trong đôi bàn tay Phong.


Ngày rời Việt Nam, không có con Phong đi cùng, chỉ vì bà Ngọc, vợ anh không đồng ý. Nhưng tôi hiểu tâm nguyện của anh, hy vọng ngày nào đó hai con được sum họp.


Cho mãi đến hôm nay, sự chờ đợi đã đến. Nắng ban mai treo cao khuất nóc nhà, tôi trang điểm xong từ lâu, ngồi khoanh tay đầu gối chờ Phong trở dậy trễ hơn mọi hôm. Vẫn giữ nụ cười đằm thắm như ngày nào, Phong đi lại ôm tôi vào lòng, giọng bùi ngùi:

-Cám ơn em đã tạo cơ hội cho hai con qua đây sum họp cùng gia đình mình. Anh và con mang ơn em suốt một đời không hết….

Tôi cảm động nhìn Phong:

-Nếu nói mang ơn, em nghĩ trái lại lời anh vừa nói. Em, con và bà vú mang ơn anh thì đúng hơn. Anh đã kéo em ra khỏi một nơi mà đời người con gái như em không hề nghĩ tới, nhưng cũng vì hoàn cảnh, đã đưa đẩy vào đấy, em không có ý định gởi gắm đời mình nơi vũ trường. Tuy nhiên, cũng ở nơi đó em đã tìm được tình yêu thương chân thật của chú Vượng, bà Nga, bù đắp đúng lúc em mất hết người thân trong gia đình. Nhưng thôi, gió bão đã qua đi. Em đã và đang có anh bên cạnh…

Có tiếng cười khanh khách của bé Nam và vú Bông. …Thằng bé chen vào giữa Phong và tôi, vít cổ hai người:

-Chút nữa đây, Nam sẽ cho vú lên xe cùng nhau đi đón anh chị. Ba mẹ chịu không?...







DanQuyen.com (Theo Quách Y Lành)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    MẸ TÔI (24-10-2019)
    FOR MY FIRST LOVE (30-09-2019)
    ÁNH TRĂNG VÀ KẺ HAI LÒNG (08-09-2019)
    GIÀU, NGHÈO KHÔNG PHẢI YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN LĨNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG. (18-08-2019)
    KHÔNG BAO GIỜ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ SỐ PHẬN HAY ĐỊNH MỆNH (26-07-2019)
    MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (11-07-2019)
    GẶP MẸ TRONG MƠ (29-06-2019)
    MÀU NƯỚC MẮT (25-05-2019)
    THƯƠNG QUÁ NHÃN LỒNG (04-05-2019)
    KHI CÁI CHỮ KHÔNG GÁNH NỔI NỢ ĐỜI (12-04-2019)
    TÂM SỰ BÁC SỸ (25-03-2019)
    Hạt giống thời gian (09-03-2019)
    Người về hay đi - Truyện ngắn của Ái Duy (11-11-2018)
    Sông xa - Truyện ngắn của Hồ Thị Ngọc Hoài (27-10-2018)
    Mùi của rác - Truyện ngắn của Nguyễn Trí (11-10-2018)
    Một cơn điên - Truyện ngắn của Hoàng My (04-10-2018)
    Cầu vồng dưới chân - Truyện ngắn của Đào Thị Thanh Tuyền (28-09-2018)
    Đong cơm - Truyện ngắn của Kiều Bích Hậu (22-09-2018)
    Hảo hớn cũng phải tàn - Truyện ngắn của Nguyễn Trí (14-09-2018)
    Ngủ quên trong lớp học - Truyện ngắn của Nguyễn Lê Vân Khánh (10-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741701.